[Hỏi-Đáp] Tôn phẳng và tôn sóng: Chọn loại nào cho phù hợp?

Tôn phẳng và tôn sóng đều sở hữu những tính năng tuyệt vời. Vậy nên chọn loại nào trong 2 loại này khi bạn đang tìm mua loại tôn phù hợp cho công trình của mình?

Thông tin chung về tôn phẳng và tôn sóng

Tôn phẳng là gì?

Tôn phẳng là dòng được mạ nhôm kẽm hoặc mạ kẽm. Chúng có thể mang hình dạng là một cuộn thép hoặc là những tấm thép được cán mỏng.

Nó trải qua quá trình cán nóng hoặc cán nguội để bề mặt tôn trở nên phẳng trơn, nhẵn mịn.

Nhờ đó, tôn phẳng sở hữu độ bền cao ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tôn phẳng được chia làm hai loại: Tôn phẳng mạ nhôm kẽm và tôn phẳng mạ kẽm.

Cả hai loại vật liệu này có nhiều điểm chung như: độ bền cao, giá thành phải chăng. Hay khả năng chống ăn mòn ổn định và bền vững.

Nhờ vậy, chúng được đánh giá cao ở nước ta và thường được người tiêu dùng sử dụng. Nhiều nhất là để xây dựng nhà kho, kho xưởng, nhà ở, công trình xây dựng lớn….

Tôn kẽm cuộn

Tôn sóng là gì?

Tôn sóng là những tấm thép đã được cán mỏng, trải qua quá trình mạ nhôm kẽm hoặc mạ kẽm giống như tôn phẳng. Sau đó được trải qua quá trình dập sóng (hay gọi là cán sóng) tạo nên những đường uốn lượn nhấp nhô hình sóng.

Sản phẩm này có thẩm mỹ khá cao và có nhiều tính năng ưu việt hơn so với tôn phẳng.

Tôn sóng gồm các loại sóng tròn và sóng vuông.

Để đáp ứng các công trình dân dụng mà ngành công nghệ tôn đã sản xuất các loại sóng tôn khác nhau. Phổ biến nhất là tôn 5 sóng, 6 sóng, 7 sóng, 9 sóng và 11 sóng.

Giữa tôn phẳng và tôn sóng thì nên chọn loại nào cho công trình

So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai loại tôn này bạn sẽ biết nên chọn loại tôn nào trong 2 loại tôn trên.

Điểm giống nhau giữa 2 loại tôn

Đều là sản phẩm được làm từ thép sau đó được mạ nhôm kẽm hoặc mạ kẽm. Trải qua quá trình cán nóng hoặc cán nguội để cho ra thành phẩm cuối cùng hoàn thiện.

Độ bền cao, giá thành phải chăng.

Màu sắc tôn phong phú và đa dạng cho bạn chọn lựa. Đáp ứng đủ yêu cầu thẩm mỹ cho các công trình từ lớn đến nhỏ.

Tôn cán sóng

Điểm khác nhau giữa tôn phẳng và tôn sóng

Ngoài những tính năng chung thì tôn sóng do được dập thêm sóng nên dễ dàng thoát nước hơn so với tôn phẳng.

Hình dạng của tôn phẳng được sử dụng ở các bộ phận lợp trần, vách, lót sàn. Sử dụng trong các thiết bị điện như tủ lạnh, máy vi tính, nồi cơm.

Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong việc chế tạo xe máy, xe đạp, phụ tùng xe hơi.

Giá ổn định, dễ dàng tiếp cận người dùng, đáp ứng được các công trình từ thành thị, công nghiệp, cao ốc.

Tôn phẳng và tôn sóng – nên chọn loại tôn nào cho không gian của bạn?

Như đã đề cập ở trên, hai loại tôn này đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng.

Vì vậy, việc lựa chọn loại tôn nào là tùy thuộc phần lớn vào loại công trình: dân dụng hay công nghiệp. Có thiết kế công trình yêu cầu mức độ thoát nước cao hay thấp?

 Bên cạnh đó là tiêu chí về kinh phí và yêu cầu độ thẩm mỹ. Cũng là những yếu tố để bạn cân nhắc lựa chọn tôn cho công trình.

Trong trường hợp nếu bạn đang tìm kiếm vật liệu tôn để lợp nhà, tôn sóng là một gợi ý phù hợp và tốt nhất cho bạn.

Một lời khuyên cho bạn đó là nên sử dụng loại tôn 11 sóng vuông. Nó đảm bảo cho công trình nhà ở của bạn có độ bền chắc chắn và thoát nước tốt.

Còn trong trường hợp đang muốn sử dụng tôn để lót nhà, lót trần, tôn phẳng là sự lựa chọn. Nó giúp giảm giá thành thi công mà vẫn có được một công trình bền vững.

Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết, cụ thể thì có thể liên hệ hotline 0865 201 001/0902 225 225. Để được chuyên viên của Tôn Vikor cung cấp thêm thông tin hữu ích cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902 225 225