
1. Để biết mái tôn xốp bị dột không quý vị hãy kiểm tra
Không nên để khi trời mưa thì mới kiểm tra xem mái tôn xốp bị dột hay không? Hãy kiểm tra trước khi mọi chuyện xảy ra
– Dùng nước
Việc dùng nước để xác định điểm rò rỉ vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá tốt. Phương pháp này không tốn quá nhiều chi phí nhưng lại giúp khoanh vùng khu vực rò rỉ chính xác.
Để thực hiện, hãy phun nước từ điểm dốc cao nhất sao cho nước chảy đều xuống. Nên giữ thời gian xả nước trong vài phút để mô phỏng lượng nước mưa. Giúp xác định chính xác tình trạng của mái.
Trong thời gian xả nước, bạn quan sát thật kỹ bên dưới mái. Xác định những điểm rỉ nước và mức độ chảy để có cách xử lý phù hợp.
Bạn nên thực hiện phun nước theo hai hướng để xác định chính xác cả những điểm dột do mối nối, đỉnh đinh bị lỏng gây ra.
– Quan sát bằng mắt thường xác định vị trí tôn bị thủng
Ngoài cách sử dụng nước. Bạn còn có thể trực tiếp trèo lên mái và tìm ra những dột bằng mắt thường.
Phương pháp này kiểm tra được cả những mối nối, đinh vít hoen gỉ sắp có nguy cơ hư hỏng để phục hồi.
Đồng thời, việc quan sát trực tiếp những điểm nối, đinh vít rất có lợi. Sẽ giúp bạn đánh giá chi tiết hơn tình trạng để có cách chống dột mái tôn hợp lý

2. Biện pháp chống dột mái tôn xốp hiệu quả mà dễ sử dụng
Để quý vị không còn lo lắng mỗi khi mưa về. Vikor sẽ cung cấp 1 số giải pháp chống dột mái tôn xốp như sau:
– Sử dụng dòng tôn xịn
Hiện nay, tôn có nhiều dòng khác nhau. Tôn Vikor, tôn Hoa Sen, tôn Phương Nam, tôn Vimax…. Những dòng tôn này sẽ được mạ kẽm và mạ màu để đạt chất lượng cao khi dùng
Điểm nổi bật của dòng tôn mạ màu là giữ được độ bền tốt dưới thời tiết khắc nghiệt. Dòng tôn này kết hợp với lớp xốp Pu ở giữa và lớp giấy bạc sẽ có nhiều công dụng trong thực tế
– Sử dụng 1 số loại keo chống dột
Keo LEMAX 201 có tác dụng rất lớn trong việc hàn các mối nối, chống thấm, dột nước. Để tiến hành tạo lớp chống thấm hiệu quả nhất, bạn có thể thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Khảo sát, xác định mức độ thấm dột của mái tôn
Trước khi tiến hành dùng keo chống thấm dột. Cần xác định chính xác tình trạng của mái tôn. Xác định những điểm dột cần xử lý, những mũi đinh cần thay mới để đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng.
Xác định mức độ hư hại, điểm thủng trên mái tôn, những điểm dột nước cần khắc phục. Cùng với đó, bạn cũng cần đo đạc chính xác kích thước mái tôn cũng như diện tích những điểm cần sử dụng keo.

Bước 2: Chỉnh sửa bề mặt tôn
Kiểm tra bề mặt tôn, nếu mái tôn còn ẩm ướt, đọng nước thì phải lau sạch hay chờ khô mới thao tác với keo. Những vị trí bị thủng dột, rỉ nước cũng phải được xử lý, thay tôn mới trước khi thực hiện.
Bước 3: Xịt keo LEMAX 201 lên bề mặt tôn theo 3 lớp
Lớp thứ nhất: Xác định những điểm cần keo chống thấm và quét lên toàn bộ bề mặt. Dán thêm 1 lớp lưới chịu lực trên bề mặt.
Lớp thứ hai: Quét tiếp luôn sau khi dán xong lưới chịu lực. Kiểm tra lại chất lượng mái tôn sau khi quét. Nếu lưới chịu lực có dấu hiệu hở, hỏng thì cần khắc phục ngay.
Lớp cuối cùng: Quét thêm 1 lớp tại các điểm bị hở lưới chịu lực (nếu có)
CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN VIKOR
Địa chỉ: Đường Ngô Gia Khảm, KCN Phúc Khánh, Phường Phú Khánh, Thái Bình
Điện thoại: (0227) 3844975
Fax: (0227) 3848959
E-mail: infor.vikorsteel.vn@gmail.com
Website: https://tonxopchongnong.vn/